Chào mừng đến với cổng thông tin điện tử công đoàn VNPT Technology
Menu

MỘT SỐ THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID-19

Hy vọng những thông tin ngắn gọn dưới đây sẽ giúp anh chị em CBCNV hiểu hơn về vắc xin chống lại bệnh Covid-19, và yên tâm hơn khi tiêm chủng: 

/upload/image/218185812_10158643628226731_6054244745645437712_n.jpg

1. Có nên tiêm vaccine Covid-19 không?

* CHẮC CHẮN CÓ. Phần lớn dân số trên thế giới phải sống trong giãn cách xã hội do Covid-19 là một điều chưa từng có trong tiền lệ. Covid-19 đã và đang gây ra cái chết cho hàng triệu người, đe dọa sức khỏe, cuộc sống, hạnh phúc của hàng tỷ người. Không nghi ngờ gì nữa, tiêm vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi với bản thân và trách nhiệm với cộng đồng của mọi người dân.

2. Tiêm vacxin xong có bị nhiễm Covid lại không? (Tiêm trong bao lâu để có kháng thể và phát huy hiệu quả)?

* CÓ. Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vắc xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine Covid-19 cũng tương tự. Điều này gây ra do nhiều nguyên nhân: Do tiêm vắc xin không đúng lịch, tiêm không đủ mũi; Do hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể; Do người bệnh đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vắc xin, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể; Do các tác nhân khác. Để vắc xin phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ, phòng ngừa khỏi virus Sars-Cov-2, cần phải tiêm vắc xin đúng lịch, đủ mũi theo chỉ định của bác sĩ.

3. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm rồi có miễn nhiễm với Virus Corona không?

* Virus cúm và virus Sars-Cov-2 là hai loại virus hoàn toàn khác nhau, do đó vắc xin cúm không có tác dụng bảo vệ khỏi virus Sars-Cov-2. Tuy nhiên, vắc xin cúm có khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh cúm, cũng như miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ biến chứng nặng và chăm sóc đặc biệt (ICU) do Covid-19 gây ra.

4. Cần thận trọng, trì hoãn và chống chỉ định tiêm chủng ngừa Covid-19 với những đối tượng nào?

* Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác. Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định. Người mất tri giác, mất năng lực hành vi. Người trên 65 tuổi. Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu. Người có huyết áp, mạch và nhịp thở không trong chỉ số cho phép.

* Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng: Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được. Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan... Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị. Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

* Chống chỉ định: Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào. Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Các Tin khác